So sánh giữa ổ cứng máy tính SSD và HDD

Hiện nay chắc hẳn những người dùng máy tính đều biết về ổ cứng SSD cũng như HDD. Khi mà SSD được quảng cáo có tốc độ đọc ghi rất đáng kinh ngạc thì HDD lại là ổ cứng có mức dung lượng cao mà giá cả rất phải chăng. Vậy khi có nhu cầu mua ổ cứng thì bạn nên chọn ổ cứng SSD hay HDD. Trong bài viết dưới đây của An Phát sẽ so sánh cho các bạn biết về những ưu nhược điểm của ổ cứng SSD và HDD để bạn có thể chọn một thiết bị hiệu quả nhất.

Ổ cứng SSD là gì?


So sánh giữa ổ cứng máy tính SSD và HDD

Ổ cứng SSD là gì?

Hiện nay chắc chắn cũng đã có rất nhiều người sử dụng ổ cứng SSD. Vậy ổ cứng SSD là gì? Ổ cứng SSD là ổ cứng lưu trữ bán dẫn, đây là một thiết bị lưu trữ sử dụng công nghệ mới là bộ nhớ flash để có thể lưu trữ dữ liệu bền vững nhất.

Sau nhiều năm phát triển thì ổ cứng SSD cũng đã dần phổ biến đối với máy tính cá nhân, nhưng giá vẫn còn rất cao.

Ổ cứng HDD là gì?


So sánh giữa ổ cứng máy tính SSD và HDD

Ổ cứng HDD là gì?

Ổ cứng truyền thống HDD là một thiết bị lưu trữ đã rất quen thuộc với những người dùng máy tính. Nó là một thiết bị dùng để có thể lưu trữ dữ liệu trên bề mặt những tấm đĩa hình tròn có phủ một lớp vật liệu từ tính.

Hiện nay thì ổ cứng HDD vẫn được rất nhiều người dùng sử dụng vì mức dung lượng cao và giá cả của chúng cũng rất phải chăng.

So sánh giữa ổ cứng máy tính SSD và HDD

Để có thể hiểu thêm về 2 loại ổ cứng này thì An Phát sẽ so sánh 2 loại ổ cứng máy tính này với nhau:

Thời gian khởi động ổ đĩa


So sánh giữa ổ cứng máy tính SSD và HDD

Thời gian khởi động ổ đĩa

Ổ đĩa truyền thống HDD vì sử dụng những động cơ cơ học để quay đĩa từ nên từ khi có lệnh khởi động thì ổ HDD sẽ mất từ 1 - 3 giây để có thể khởi động động cơ. Khi máy tính văn phòng của bạn mà sử dụng ổ HDD, khi khởi động sẽ nghe thấy những tiếng lạch cạch phát ra từ ổ đĩa.

Trong khí đó thì ổ SSD lại sử dụng hoàn toàn bằng chip nhớ mà không có những thành phần chuyển động nên chúng sẽ không cần thời gian để khởi động ổ đĩa. Bạn chỉ cần bật máy tính là đã lập tức có thể truy cập vào dữ liệu trên các chip nhớ.

Thời gian truy cập dữ liệu và độ trễ của ổ cứng

Ổ cứng SSD sẽ có tốc độ đọc ghi nhanh hơn mấy chục lần so với ổ cứng HDD thông thường bởi vì ổ SSD sẽ không bị giới hạn về cơ chế quay đĩa như ổ cứng HDD. Vì thế mà ổ cứng SSD có thể truy cập vào bất kỳ vị trí nào trên ổ cứng mà cũng sẽ không có độ trễ. Nhưng ổ cứng HDD sẽ mất một ít thời gian để đầu đọc của ổ cứng có thể di chuyển để xuất dữ liệu trên mặt đĩa.

Độ ồn


So sánh giữa ổ cứng máy tính SSD và HDD

Độ ồn

Vì ổ cứng HDD sử dụng những động cơ bằng cơ học nên được nhiên khi sử dụng bạn cũng sẽ nghe được những tiếng động rất nhỏ.

Còn ổ cứng SSD vì sử dụng chip nhớ thế nên chúng hoàn toàn im lặng và không nghe thấy bất cứ tiếng động nào bên trong đó.

>>> Dịch vụ thu mua laptop cũ tại Hà Nội: https://maytinhanphat.vn/an-phat-computer-chuyen-thu-mua-cac-loai-laptop-da-qua-su-dung.html

Độ tin cậy

Các nguyên nhân gây ra hỏng ổ cứng HDD thì thường là do đĩa từ đang quay với tốc độ quá cao mà đột nhiên có tác động từ bên ngoài như va chạm hay rung động mạnh thì đầu đọc cũng sẽ va chạm với mặt đĩa gây ra các vết xước nên tình trạng mất dữ liệu cũng sẽ xảy ra.

Còn đối với ổ cứng SSD, chúng không chuyển động thế nên tình trạng dữ liệu bị mất khi va chạm sẽ không xuất hiện.

Cũng giống như USB, nếu khi chọn bạn để ý những thông số kỹ thuật bạn sẽ thấy một thông số chính là số lần đọc ghi dữ liệu. Mỗi một dữ liệu mà được ghi vào và xóa đi thì lúc đó bạn đã mất 1 chu kỳ đọc/ghi. Số chu kì đó cũng chính là tuổi thọ của ổ cứng. Và thường thì tuổi thọ của ổ cứng sẽ là khoảng 6 năm.

Nếu bạn đã sử dụng hết những chu kì đọc ghi đó thì những dữ liệu trên chip nhớ đó chuyển sang dạng chỉ đọc giống như các đĩa CD thông thường. Nghĩa là bạn chỉ không thể thay đổi dữ liệu được chứ dữ liệu sẽ không mất đi như ổ cứng HDD. Vì thế nên độ tin cậy của ổ cứng SSD sẽ cao hơn nhiều so với ổ cứng HDD.

Điện năng tiêu thụ


So sánh giữa ổ cứng máy tính SSD và HDD

Điện năng tiêu thụ

Ổ cứng HDD vì sử dụng động cơ cơ học và hoạt động nhiều hơn thế nên đương nhiên lượng điện tiêu thụ sẽ cao hơn ổ cứng SSD chỉ sử dụng chip nhớ.

Ổ cứng HDD thường sử dụng từ 6 - 7 W, còn ổ cứng SSD lại chỉ sử dụng có 2 - 3 W thế nên bạn cũng có thể thấy chúng sử dụng ít hơn từ 2 - 3 lần. Nếu bạn đang sử dụng laptop thì nên cân nhắc sử dụng ổ cứng SSD sẽ tiết kiệm điện hơn rất nhiều.

Giá thành

Đương nhiên ổ cứng SSD với các lợi thế kể trên thì không thể nào có giá rẻ hơn ổ cứng HDD được. Giá của ổ cứng SSD có thể cao hơn 3 - 4 lần ổ cứng HDD thế nên bạn cũng cần phải cân nhắc thật kỹ trước khi lựa chọn.

Trên đây là những so sánh của máy tính An Phát về 2 loại ổ cứng phổ biến nhất hiện nay là SSD và HDD. Bạn cần phải tìm hiểu thật kỹ các thông số kỹ thuật của 2 loại ổ cứng trên để có thể chọn được đúng theo nhu cầu của mình. Hy vọng với những chia sẻ của chúng tôi thì bạn đã có thể tự tin với sự lựa chọn của mình nhất.

>>> Bài viết liên quan: 10 cách để điều chỉnh độ sáng màn hình máy tính Windows 10
Các tin tức khác
icon Những điều bạn cần biết về máy tính để bàn core i5
icon Máy tính văn phòng cấu hình như thế nào là chạy ổn định
icon Lắp đặt máy tính làm đồ họa, chơi game giá dưới 9 triệu đồng
icon 7 lưu ý khi chọn mua máy tính để bàn văn phòng
icon Làm sao để cho laptop chơi game không bị lag
icon Mẹo sửa lỗi pin laptop bị gạch chéo đỏ hiệu quả nhất
icon Có 15 triệu nên chọn laptop nào để sử dụng hiệu quả nhất?
icon Chọn laptop mới nên coi trọng những yếu tố nào?
icon Nguyên nhân và giải pháp khắc phục khi ổ cứng Laptop bị quá nóng
icon 10 thói quen xấu làm hại laptop mà nhiều người mắc phải
An Phát Ccomputer