Máy tính của bạn đang sử dụng hết bao nhiêu điện năng?

Hiện nay môi trường đã bị ảnh hưởng quá nhiều dưới tác động của con người. Vì thế vấn đề điện năng đang được rất nhiều người quan tâm và bạn cần phải xem xét việc máy tính của mình đang ngốn bao nhiêu điện. Bài viết dưới đây máy tính An Phát sẽ chia sẻ cho bạn cách để biết được máy tính của mình đang sử dụng hết bao nhiêu điện năng?

Máy tính sử dụng bao nhiêu điện năng?


Máy tính của bạn đang sử dụng hết bao nhiêu điện năng?

Máy tính sử dụng bao nhiêu điện năng?

Việc sử dụng năng lượng của máy tính phụ thuộc vào phần cứng và mức độ sử dụng. Ví dụ như một máy tính hoạt động và liên tục đào tiền điện tử, sẽ dùng nhiều năng lượng hơn so với máy tính được bật và dùng trong vài tiếng để kiểm tra email hoặc duyệt web. Ngoài ra để máy tính qua đêm sẽ tiêu thụ năng lượng nhiều như khi bạn dùng trong ngày.

Một nghiên cứu cho thấy máy tính và thiết bị ngoại vi chiếm 8% lượng điện sử dụng tại nhà ở Anh và 25% được sử dụng bởi những thiết bị điện tử tiêu dùng khác. Tính ra thì chi phí tiền điện cho máy tính hàng năm rơi vào khoảng gần 1 triệu.

Báo cáo trên cũng cho thấy một máy tính bàn sử dụng nhiều năng lượng hơn so với máy tính xách tay, gấp 6 lần, vì máy tính xách tay được tối ưu thời lượng pin mà máy tính bàn không làm được.

Ứng dụng phổ biến cho máy tính chơi game và mức tiêu thụ năng lượng của máy tính bàn chơi game khác với những máy tính bàn khác vì phần cứng của nó tiên tiến hơn. Báo cáo năm 2019 của Berkeley Lab đã thí nghiệm 26 hệ thống khác nhau chạy 37 game, để theo dõi mức độ sử dụng của những nền tảng khác nhau.

Họ phát hiện ra có một phạm vi sử dụng điện năng rất lớn giữa những hệ thống chơi game, từ 5 - 1200kW giờ/năm. Nhìn chung thì máy tính bàn đã tiêu thụ nhiều điện năng hơn những console như Xbox One hay PS4.

Nhưng yếu tố lớn nhất để quyết định điện năng tiêu thụ không phải là hệ thống chơi game, mà chính là GPU. GPU mạnh hơn sẽ sử dụng nhiều điện hơn.

Các chế độ nguồn máy tính khác nhau ra sao?


Máy tính của bạn đang sử dụng hết bao nhiêu điện năng?

Các chế độ nguồn máy tính khác nhau ra sao?

Máy tính đi kèm với những chức năng giúp giảm điện năng tiêu thụ. Bạn có thể chưa muốn tắt máy tính ngay khi làm việc xong vì không muốn chờ nó khởi động lần tiếp theo khi cần. Đối với trường hợp này, bạn có thể sử dụng chức năng Sleep hoặc Hibernate.

Chế độ Sleep sẽ đặt máy tính trong trạng thái sử dụng năng lượng thấp. Máy tính sử dụng Ram để lưu những tài liệu ứng dụng và dữ liệu đang mở, vì thế bạn sẽ không mất gì khi đặt máy tính vào chế độ Sleep. Máy tính có thể được khởi động một cách nhanh chóng. Nhưng điện sẽ được cắt khỏi những thành phần không được sử dụng nữa như màn hình, bộ nhớ và các thiết bị ngoại vi.

Chế độ Hibernate có khác biệt vì nó cắt cả nguồn của Ram và các thành phần khác. Thay vì lưu dữ liệu ở trạng thái hiện tại trên Ram thì nó lưu hết vào bộ nhớ. Điều đó nghĩa là máy tính mà bạn đang sử dụng không có điện, như thể nó đã bị tắt. Nhưng nó cũng vẫn sẽ nhớ được bạn đã làm những gì vào lần cuối khi được bật lại.
Chế độ Sleep rất hữu ích cho những bạn tạm ngừng sử dụng máy tính trong khoảng 1 -2 tiếng. Còn đối với hibernate sẽ tốt hơn nếu bạn định để máy tính qua đêm. Mặc định thì Windows 10 sẽ không hiển thị Hibernate, nhưng bạn cũng có thể tự thêm chế độ Hibernate vào thanh menu Start.

Bộ phận nào của máy tính sử dụng nhiều điện năng nhất?


Máy tính của bạn đang sử dụng hết bao nhiêu điện năng?

Bộ phận nào của máy tính sử dụng nhiều điện năng nhất?

Lượng điện chính xác mà một máy tính sử dụng sẽ thay đổi, phụ thuộc vào những thành phần bên trong. Có những máy như máy tính bàn chơi game cao cấp có nhiều hơn 1 card đồ họa (GPU), sẽ sử dụng điện năng nhiều hơn so với máy tính có công suất thấp và ít thành phần hơn.

Nhưng phần cứng mới và tốt hơn thường sử dụng ít năng lượng hơn so với phần cứng cũ, kém hơn. Thực tế thì có một vấn đề lớn với những nhà sản xuất phần cứng là hiệu quả của năng lượng. Những nhà sản xuất làm việc để làm cho linh kiện của mình đạt hiệu quả hơn. Vì thế nên nếu bạn có bộ xử lý cũ thì nó có thể tiêu thụ nhiều năng lượng hơn so với bộ xử lý mới.

Nói chung là bộ xử lý và card đồ họa chính là 2 linh kiện sử dụng nhiều năng lượng nhất. Bo mạch chủ và nguồn cung cấp năng lượng sẽ tiếp thu điện năng và truyền năng lượng cho những thành phần khác để bạn không phải lo lắng về mức độ sử dụng năng lượng của chúng.

Những thành phần như Ram, ổ cứng, quạt, đèn và ổ quang cũng sử dụng điện năng nhưng không quá lớn. Việc sử dụng điện năng của thiết bị ngoại vi như bàn phím và chuột dưới 0,5W vì vậy thế nên không đáng lo ngại.

>>> Xem thêm: Địa chỉ thu mua máy tính cũ giá cao

Đây là phạm vi gần đúng về mức độ sử dụng điện năng của mỗi thành phần:
  • CPU: 55 - 150W
  • GPU: 25 - 350W
  • Ổ quang: 15 - 27W
  • Ổ cứng: 0,7 - 9W
  • Ram: 2 - 5,5W
  • Quạt case: 0,6 - 6W
  • SSD: 0,6 - 3W
Và dưới đây là mức điện năng mà những bộ phận truyền điện năng truyền cho bộ phận khác:
  • Nguồn điện (PSU): 130 - 600+W
  • Bo mạch chủ: 25 - 100W

Cách để giảm lượng điện do máy tính sử dụng


Máy tính của bạn đang sử dụng hết bao nhiêu điện năng?

Cách để giảm lượng điện do máy tính sử dụng

Nếu bạn rất lo lắng về việc sử dụng năng lượng, thì có một số cách mà bạn có thể làm để giảm điện năng máy tính sử dụng.

Chọn phần cứng hiệu quả

Nâng cấp ổ cứng cũ lên ổ SSD. Chúng vừa nhanh mà còn sẽ hiệu quả hơn về mức tiêu thụ điện năng.

Trừ khi bạn cần sử dụng máy tính với mục đích chơi game hay chỉnh sửa video còn nếu không hãy gắn bó với adapter đồ họa ở trên bo mạch. Nếu cài đặt card màn hình, hãy chọn cái có mức độ tiêu thụ ít năng lượng hơn. Và bạn phải nhớ rằng, bộ phận càng đòi hỏi làm mát nhiều thì càng tiêu thụ nhiều điện năng.

Nếu có cơ hội, hãy nâng cấp phần cứng lên những thành phần mới hơn để có thể tăng hiệu suất và hiệu quả.
Nếu bạn không cần máy tính có hiệu suất mạnh, hãy đổi sang phiên bản có công suất thấp. Hãy chọn một một máy tính nhỏ hoặc thiết bị media.

Tắt máy tính khi không sử dụng. Nếu muốn máy tính khởi động nhanh hơn, bạn nên sử dụng chế độ Sleep hoặc Hibernate thay vì việc tắt hoàn toàn.

Tắt màn hình khi không sử dụng hoặc để máy ở chế độ Suspend. Thì trong chế độ này, màn hình sẽ hiển thị màu đen, nhưng khi bạn di chuyển chuột hoặc nhấn nút trên bàn phím, thì nó sẽ hoạt động trở lại. Screensaver không thể tiết kiệm năng lượng vì thế không có ưu điểm nào để bạn sử dụng chúng trừ khi là bạn thích.

Nếu bạn sử dụng máy cũ, trong BIOS, hãy bấm vào ACPI Suspend Type để đảm bảo rằng nó có thể đặt thành S3 thay vì S1 hay S2. Điều này sẽ ngăn không cho máy tính cung cấp năng lượng cho CPU, Ram và những thành phần khác khi ở chế độ Sleep.

Với Windows 10, trong System > Power & sleep, bạn có thể thay đổi các cài đặt tiết kiệm năng lượng gồm cách thức và thời điểm máy tính ngủ. Điều này cho phép bạn tự động những chế độ năng lượng thấp.

Với những mẹo trên đây, bạn có thể giảm mức điện năng máy tính sử dụng. Điều đó sẽ rất tốt cho môi trường và ví tiền của bạn. Qua những chia sẻ trên đây của máy tính An Phát đã cho chúng ta biết được bộ phận nào của máy tính đang tiêu tốn điện năng nhiều nhất và cho chúng ta biết cách để có thể tiết kiệm điện năng một cách tốt nhất.

>>> Bài viết liên quan: Mẹo tối ưu hóa máy tính chơi game hiệu quả nhất

 
Các tin tức khác
icon Những điều bạn cần biết về máy tính để bàn core i5
icon Máy tính văn phòng cấu hình như thế nào là chạy ổn định
icon Lắp đặt máy tính làm đồ họa, chơi game giá dưới 9 triệu đồng
icon 7 lưu ý khi chọn mua máy tính để bàn văn phòng
icon Làm sao để cho laptop chơi game không bị lag
icon Mẹo sửa lỗi pin laptop bị gạch chéo đỏ hiệu quả nhất
icon Có 15 triệu nên chọn laptop nào để sử dụng hiệu quả nhất?
icon Chọn laptop mới nên coi trọng những yếu tố nào?
icon Nguyên nhân và giải pháp khắc phục khi ổ cứng Laptop bị quá nóng
icon 10 thói quen xấu làm hại laptop mà nhiều người mắc phải
An Phát Ccomputer