Vai trò của Ram đối với tốc độ xử lý của máy tính là không thể phủ nhận được. Vì thế khi build máy tính bạn cần phải lựa chọn một cách kỹ càng. Những bạn lại là người không có nhiều kinh nghiệm đối với các linh kiện máy tính. Thế nên các bạn hãy theo dõi bài viết này của
máy tính An Phát, chúng tôi sẽ chia sẻ cho bạn 6 thông số Ram quan trọng bạn cần quan tâm khi build máy tính.
1. Loại Ram
Loại Ram
Hiện nay có 3 loại Ram phổ biến nhất là DRAM, SRAM và SDRAM.
DRAM( Ram động) là loại Ram cần nạp điện sau vài mili giây để có thể bù đắp cho sự rò rỉ điện từ tụ điện. Nếu không được nạp điện thì những bit dữ liệu trong DRAM sẽ bị mất dần.
SRAM (RAM tĩnh) là loại Ram có thể lưu dữ liệu trong pin chứa tụ điện và bóng bán dẫn. Khác so với DRAM, SRAM chỉ cần cung cấp nguồn điện là có thể được lưu trữ dữ liệu, cũng không cần phải nạp điện theo định kỳ. Vì chúng có tốc độ nhanh hơn nên đắt hơn DRAM và được sử dụng như một bộ nhớ đệm cho CPU.
SDRAM (Ram động đồng bộ hoá) là DRAM đồng bộ hoá với xung bus hệ thống. Vì thế nên SDRAM có tốc độ xử lý nhanh và không có độ trễ. Đây chính là loại Ram đang phổ biến nhất hiện nay.
Ngoài ra còn có những loại Ram khác như FRAM, ReRAM, MRAM… nhưng không được phổ biến nên chúng tôi sẽ không đề cập tới trong bài viết này.
>>> Dịch vụ mua laptop cũ giá cao: https://maytinhanphat.vn/an-phat-computer-chuyen-thu-mua-cac-loai-laptop-da-qua-su-dung.html
2. Công nghệ DDR
Công nghệ DDR
Thông số Ram này dựa trên loại SDRAM đã được nhắc đến ở trên. Giống như tên gọi của nó, DDR sẽ cho phép truyền được 2 đơn vị dữ liệu trong 1 xung nhịp thay vì 1 như SDR. Vì vậy nên DDR sẽ cho tốc độ truyền dữ liệu nhanh gấp hai lần so với SDR.
Hiện nay thì máy tính sử dụng phổ biến những thanh Ram DDR4 thay thế cho thế hệ DDR2, DDR3. Ram DDR5 được công bố và hứa hẹn sẽ lên ngôi và thịnh hành hơn trong tương lai. Có 1 lưu ý khác khi build máy tính chính là những thanh Ram thế hệ DDR khác nhau sẽ có những chân cắm khác nhau nên khi mua Ram các bạn cần phải chú ý mainboard có đang sử dụng khe cắm loại Ram nào.
3. Đa kênh
Đa kênh
Đây là thông số Ram rất phổ biến. Những thanh Ram hiện nay chủ yếu là hỗ trợ Dual Channel và độ rộng bộ nhớ là 64 bit. Bạn có thể hiểu đơn giản là giữa CPU và Ram chỉ có đường 1 chiều là trao đổi dữ liệu và cùng thời điểm chỉ có 64 xe di chuyển 1 chiều.
Nhưng nếu các bạn cắm 2 thanh Ram để tạo thành Dual Channel thì sẽ có 2 con đường, mỗi con đường sẽ có tối đa 64 xe di chuyển vào/ra cùng lúc. Điều đó nghĩa là trong 1 chu kỳ sẽ có thể tăng gấp đôi hiệu quả khi nạp và xuất dữ liệu
4. Tốc độ xung truyền tải dữ liệu
Tốc độ xung truyền tải dữ liệu
Nhờ có công nghệ DDR hiện nay nên trên nhãn những thanh Ram có sử dụng công nghệ DDR nên sẽ ghi tốc độ gấp đôi với xung nhịp thực tế. Đó cũng chính là tốc độ truyền tải dữ liệu của Ram.
Ví dụ thanh Ram có ghi DDR4 3200 nghĩa là 3200 là tốc độ truyền tải dữ liệu, tính bằng MT/s, 1 giây Ram có thể xử lý được 3,2 triệu đơn vị dữ liệu. Còn bus Ram là 1600MHz, bằng một nửa tốc độ ghi trên Ram.
Điều cần phải chú ý ở đây là tốc độ xung nhịp là tốc độ tối đa mà bộ nhớ có thể chạy được; chứ chúng không thể tự động chạy với tốc độ đó được.
Ví dụ như nếu các bạn sử dụng bộ nhớ DDR4-2666 lên máy tính đang truy cập hệ thống với tốc độ 600MHz, thì bộ nhớ này sẽ có tốc độ đạt 600 MHz (1200 MHz DDR) chứ không phải là 1333MHz (2666 MHz DDR).
5. Băng thông
Băng thông
Thông số Ram này còn có thể hiểu là tốc độ đọc/ghi dữ liệu trong 1s Ram. Băng thông còn được tính bằng công thức Bandwidth = (Bus Speed x Bus width)/8.
Ví dụ như Ram có tốc độ truyền tải dữ liệu là 3200, độ rộng bộ nhớ là 64 thì có băng thông là 3,200,000 x 64/8= 25,600,000 byte/s, khoảng 24,41GB/s.
Khi bạn sử dụng Dual Channel mà lắp 2 Ram song song thì những dữ liệu vận chuyển trong 1s tăng gấp đôi. Nhưng Bus Ram không tăng, vẫn là 1600Mhz.
>>> Máy tính chơi game giá rẻ: https://maytinhanphat.vn/may-tinh-chuyen-game-va-do-hoa.html
6.Những thông số Ram khác
Những thông số Ram khác
Độ trễ được hiểu đơn giản là khoảng thời gian kể từ khi bộ điều khiển ra lệnh cho đến lúc nhận được những phản hồi. Độ trễ càng thấp thì sẽ càng tốt.
Thông số Ram ECC chính là khả năng kiểm tra và sửa lỗi. Những thanh Ram ECC đều có khả năng điều khiển được dòng dữ liệu ra/vào nó và được sử dụng ở những máy tính đồng bộ, máy trạm điều khiển server. Khi nào hiện tượng crash xảy ra thì Ram ECC chỉ cần yêu cầu gửi lại gói tin bị crash. Ram ECC có chế độ tự sửa lỗi, vì thế nên Ram ECC có được độ ổn định và hiệu suất cao hơn những Ram bình thường khác.
Mức điện áp chính là thông số Ram cho biết là Ram đang hoạt động ở tiêu chuẩn điện áp nhất định. Các bạn nên cắm chung những Ram có cùng mức điện áp để tránh việc làm hỏng thiết bị.
Và đó là những thông số Ram mà các bạn rất đáng để lưu ý nếu đang có ý định build máy tính cho riêng mình. Mỗi thông số trên đây đều có ý nghĩa rất lớn và ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng của bộ máy tính vì thế bạn nên chọn lựa một cách kỹ càng. Hy vọng với những chia sẻ của máy tính An Phát thì bạn sẽ chọn được một thanh Ram phù hợp với mục đích sử dụng của mình nhất.
>>> Bài viết liên quan: 10 tiện ích giúp bạn cải thiện hiệu suất máy tính hiệu quả nhất